
Cơ sở Sản xuất Khô Minh Hiển nằm ngay biên giới Việt Nam – Campuchia (thuộc xã Vĩnh xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) nên có lợi thế rất lớn trong việc khai thác các loài cá thiên nhiên (đặc biệt là mùa nước nổi) mang về làm khô. Từ đây, sản phẩm được đưa đi khắp năm châu, bốn biển để phục vụ cho bữa ăn của người Việt toàn cầu.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu “Từ trong sang đục” là thời điểm cư dân vùng lũ bước vào mùa đánh bắt cá đồng.
Tận dụng lợi thế của mùa nước nổi, Cơ sở Sản xuất Khô Minh Hiển sử dụng một đội ngũ chuyên nghiệp, tham gia đánh bắt cá mang về làm khô để cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước.
Tùy theo đối tượng thủy sản mà ngư dân dùng các công cụ như kéo lưới, đặt lợp, đặt dớn, giăng câu… để đánh bắt cá.
Đánh bắt cá trong mùa nước nổi kéo dài đến 6 tháng, đối tượng thủy sản trên 30 loài, nhiều nhất vẫn là cá linh, cá lóc, mè vinh, rô đồng, cá xác, cá chèn, cá chốt, mè hôi, cá cóc, cá kết…
Năm nay lũ nhỏ, cá đồng khang hiếm. Có thời điểm, thương lái tìm mua cá lóc đồng lên đến 150.000 đồng/kg nhưng cơ sở không bán, để làm khô phục vụ khách hàng.
Ngoài công dụng làm khô, cá lóc đồng còn được mang đi nướng rơm, dầm nước mắm me ăn với bông súng, bông điển điển, rau nhúc… thật tuyệt.
Cá lóc lớn thì làm khô xẻ, ướp ít muối để người tăng huyếp áp, trẻ con đều có thể ăn được. Khô được phơi trong mùng lưới nên không ruồi, không bụi, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cá lóc nhỏ thì làm khô ốp. Đây là món ăn khoái khẩu của thực khách trong những buổi tiệc sang trọng ở các nhà hàng lớn.